Pháp luật Việt Nam mang tính công bằng và nhân văn
Duyên Hải
Ngày 29/12/2023 trên trang Tiếng Dân News có bài viết của Trương Nhân Tuấn tiểu đề: “Mục đích của pháp luật là gì?” thời nào rồi mà còn đặt ra những câu hỏi kiểu vô tri như vậy, đây là giọng điệu xiên xỏ, báng bỏ vai trò ý nghĩa của pháp luật trong đời sống xã hội, là nhận định của những kẻ tay sai, phát ngôn bừa, bôi nhọ giá trị của hệ thống pháp luật của chúng ta.
Mở đầu Y viết: “Nguyên tắc từ thời xa xưa, đến bây giờ không đổi: Luật pháp là nghệ thuật của cái thiện và (là nghệ thuật thực hiện) sự công bằng – “Jus est ars boni et aequi”.” Tiếp theo Y khẳng định: “Luật pháp Việt Nam là phương tiện để nhà cầm quyền lực trấn áp, răn đe, trả thù, cưỡng đoạt… Vụ bắt bà Ngọc Trinh về cái tội “gây rối trật tự công cộng”, rõ ràng pháp luật Việt Nam, nhứt là bộ Luật An ninh mạng, là một “nghệ thuật” biến đổi cái ảo thành cái thực. Bắt bà Ngọc Trinh nhà cầm quyền chỉ có mục đích trấn áp (và triệt tiêu) những kẻ có khả năng hướng dẫn quần chúng. Bà Phương Hằng cũng vậy”….. Quá đểu giả, vu cáo trắng trợn, sở dĩ có điều này xuất phát từ việc giai đoạn hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật đã và đang đạt được nhiều thành tựu tích cực. Điển hình như một trong 10 sự kiện lớn, nổi bật của ngành tư pháp năm 2023 thì có sự kiện: “Tập trung triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” và “Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ”… đó là những kết quả đáng được ghi nhận và đánh giá cao trong thời gian qua, nhưng các thế lực cứ phải bôi đen, nói xấu thật lực để giảm uy tín của hệ thống pháp luật Việt Nam, làm giảm lòng tin của nhân dân với đất nước là mục đích mà bọn chúng hướng tới. Những từ như thế này chẳng hiểu sao chúng có thể dùng: “Luật pháp Việt Nam là luật pháp thể hiện cho cái ác”. Chúng ta dùng pháp luật để loại bỏ cái xấu ra khỏi xã hội, giúp xã hội trong sạch và phát triển. vậy mà Hắn còn cho rằng: “Luật pháp Việt Nam hiện thời là một phương tiện chớ không phải là một nghệ thuật. Pháp luật Việt Nam không nhằm mục đích “hướng thiện” và nó cũng không có mục tiêu thực hiện sự công bằng”…
Phải khẳng định rằng, pháp luật VN mang tính nhân văn cao và thực sự công bằng, bình đẳng với tất cả mọi người, đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, có hiệu lực pháp lí cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp. Ví dụ: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ… Tất cả các văn bản pháp luật khác do các cơ quan nhà nước khác ban hành đều là văn bản dưới luật. Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước, các bộ luật và các đạo luật. Trong một số ngữ cảnh nhất định, luật có thể hiểu là pháp luật nói chung. Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý Nhà nước hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác. Hầu như các lĩnh vực trong xã hội ngày nay đều cần đến pháp luật để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển vững mạnh. Quyền con người luôn đi cùng lịch sử lập hiến của nước ta, kế thừa tư tưởng của các hiến pháp trước đó về quyền con người, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”. Theo đó, Điều 14 quy định: ”Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm “quyền con người” với nội dung chính trị – pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người. Đảm bảo quyền con người, quyền công dân là bao giờ cũng được xem là một chế định pháp luật rất quan trọng – đây là một trong những chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cùng với các cá nhân trong xã hội. Có thể nói, ở nước ta việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ ngày càng được chú trọng: phạm vi bảo vệ ngày càng được mở rộng, mức độ bảo vệ ngày càng cao, phương pháp bảo vệ ngày càng hợp lý hơn… Tuy nhiên, trong QHLĐ, NLĐ luôn ở vị thế yếu hơn, các quyền và lợi ích chính đáng của họ dễ bị NSDLĐ xâm hại do họ phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Chính vì vậy, GDPL là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền con người, quyền công dân cho NLĐ. GDPL giúp họ hiểu biết được các quy định pháp luật, tin tưởng vào pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Pháp luật tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tiếp cận với các công nghệ thông tin và thị trường, với các kỹ năng về tín dụng và quản lý, qua đó giúp họ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật góp phần nhằm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển. Cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều tiết những vấn đề thực tiễn. Xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành../.