Sự suy diễn bậy bạ của Trà My

Ngày đăng: 15 - 05 - 2023 Lượt xem: 47 lượt

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My

Ngô Mạnh Linh

Cùng với chuyến thăm Trung Quốc năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình được Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước đánh giá cao và cho là đó là những chuyến thăm lịch sử, góp phần củng cố và nâng cao quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước. Truyền thông hai nước và quốc tế cũng rầm rộ đưa tin và đánh giá tích cực về những chuyến thăm này. Thế nhưng, thật đáng tiếc, đâu đó vẫn có những tiếng nói lạc lõng được cất lên của một số thành phần bất mãn, phản động, co hội chính trị. Chúng đâm ngang, xẻ dọc để kích động, chia rẽ mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tiền nhân bảo “Ăn lắm thì hết miếng ngon/Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ” có lẽ hoàn toàn đúng với những kẻ chống phá nhưng lại khoác trên mình tấm áo mang tên “dân chủ nhân quyền”. Câu này càng đúng với một kẻ mang bút danh Trà My. Chỉ cách đây vài hôm trên mạng xã hội kẻ này giật tite “Chung vận mệnh với Trung Quốc: Vì sao Trọng biết mặt thật của Tập nhưng vẫn phải” “nhắm mắt đưa chân” “và xưng xưng cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam ngày 12/12, với sứ mệnh cao cả. Đó là lôi kéo và bắt buộc Hà Nội phải trở lại vòng cương tỏa của Trung Quốc. Việc lịch trình của chuyến thăm đã bị thay đi đổi lại, kèm theo hàng loạt các hoạt động ngoại giao “con thoi” của giới chức đối ngoại hàng đầu Trung Nam Hải, đã cho thấy điều đó” thì hôm nay, trên mạng xã hội Trà My lại giật một cái tite hết sức láo xược: “Vì sao nhân sự chủ chốt tại đại hội 14 do tổng trọng lựa chọn, sẽ như “nồi cám heo”?” vẫn để xuyên tạc, bóp méo kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng: “Chuyến đi Việt Nam của ông Tập bị giới quan sát và cư dân mạng Trung Quốc đánh giá là thất bại nghiêm trọng”. Cần nói rằng, Trà My “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, đừng vì những đồng đô la dơ bẩn mà luận bừa, phán bậy. Để khách quan cũng là nhằm rộng đường dư luận thấy cần trích dẫn ra đây một số nhận định từ truyền thông quốc tế về chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trên tờ New York Times, tác giả Damien Cave dành hẳn tiêu đề “Sau Mỹ, đến lượt Trung Quốc ‘tán tỉnh’ Việt Nam”. Tác giả Damien Cave nhận định: “Ngày nay, rất ít quốc gia đóng vai trò trung tâm hơn trong cuộc cạnh tranh quyền lực lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này đặt Việt Nam, quốc gia từ lâu nổi tiếng với tinh thần độc lập mãnh liệt, vào một vị thế vừa tiềm ẩn rủi ro vừa chứa đựng nhiều lợi ích. Giữ cho cả hai gã khổng lồ hạnh phúc có thể đồng nghĩa với việc thúc đẩy kinh tế mang tính thay đổi; chọc giận người này hay người kia có thể phải trả giá đắt”. Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu, đánh giá: “Đây là một bước đi rất tinh tế đối với Chính phủ Việt Nam. Họ phải đi trên một sợi dây rất nhỏ, và sợi dây đó thậm chí ngày càng mong manh hơn”. Tác giả Damien Cave cho biết thêm, đối với Việt Nam, đất nước được khen ngợi với nền “ngoại giao cây tre” (gốc vững, cành mềm), mục tiêu là sự cân bằng. Việc chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc nhở rằng Việt Nam không tuân theo những lời mời gọi của Mỹ. Nhưng với việc Trung Quốc được điều hành bởi ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyết đoán nhất kể từ Mao Trạch Đông, việc đi quá xa theo mong muốn của Bắc Kinh có thể gây ra rủi ro lớn hơn, bao gồm cả khả năng xảy ra phản ứng dữ dội trong nước. Tuy nhiên, bài viết cũng đánh giá rằng “Việt Nam đang thể hiện rất tốt, hiểu rõ những thách thức cũng như cơ hội đến từ việc cạnh tranh các cường quốc và tận dụng tối đa vị trí chiến lược của Việt Nam”. Bình luận về sự kiện, trang Al Jazeera (Qatar) cho rằng Việt Nam từ lâu đã theo đuổi cách tiếp cận “ngoại giao tre”, phấn đấu duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai cường quốc. Việt Nam chia sẻ những lo ngại của Hoa Kỳ về sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông đang tranh chấp, nhưng nó cũng có điểm chung về chính trị và mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Trang Reteurs (Anh) trích nhận định của Hung Nguyen, chuyên gia về các vấn đề chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam, cho biết các thỏa thuận phản ánh lợi ích của cả hai bên, vì Trung Quốc gần đây đã xây dựng một trung tâm dữ liệu dưới biển ngoài khơi đảo Hải Nam phía nam, trong khi Việt Nam muốn phát triển cơ sở hạ tầng. Ông nói thêm, mục tiêu đầu tư chính có thể là các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng viễn thông, trạm theo dõi vệ tinh mặt đất và trung tâm dữ liệu, đồng thời chỉ ra rằng hai nước đã đồng ý thành lập một khu vực tập trung vào nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, nền kinh tế kỹ thuật số và phát triển xanh. Chuyên gia – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang thuộc viện Fulcrum cho rằng: Chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cơ hội để Bắc Kinh kéo Việt Nam lại gần hơn vào phạm vi ảnh hưởng của mình, đặc biệt khi Việt Nam gần đây đã nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra sự cân bằng mong manh giữa Trung Quốc và phương Tây. Theo ông, sự kiện là cơ hội để Bắc Kinh kéo Việt Nam đến gần hơn trong phạm vi ảnh hưởng của mình, đặc biệt thông qua các sáng kiến ​​như “Cộng đồng chung vận mệnh” (CCD), ý tưởng then chốt của Tập Cận Bình đối với định hình lại trật tự toàn cầu hiện có. Việt Nam là một trong ít quốc gia Đông Nam Á phản đối việc tham gia sáng kiến ​​này, tại Hà Nội, cả hai bên đã nhất trí xây dựng “Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam với tương lai chung” sẽ mở ra một “Kỷ nguyên mới” cho hợp tác song phương. Có một sự thay đổi sắc thái từ “Số phận” sang “Tương lai”, có khả năng giảm thiểu phản ứng dữ dội tiềm ẩn của công chúng ở một quốc gia mà tâm lý chống Trung Quốc vẫn còn phổ biến. Việc ký kết 36 thỏa thuận song phương khổng lồ cho thấy một động thái ngoại giao thành công của Chủ tịch Tập. Về mặt kinh tế, Bắc Kinh cũng muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam. Đầu tiên, họ muốn hội nhập Việt Nam vào hệ sinh thái kinh tế, đặc biệt bằng cách kết nối Việt Nam với trung tâm công nghiệp phía Nam thông qua khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” . Cần biết rằng “Hai hành lang” trong khuôn khổ đề cập đến các tuyến đường kinh tế nối các tỉnh phía bắc Việt Nam là Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng và Lạng Sơn với các thành phố Nam Ninh và Côn Minh ở phía nam Trung Quốc. Trong khi đó, “một vành đai” biểu thị vùng kinh tế bao quanh vành đai Vịnh Bắc Bộ. Các dự án đường hàng không nối miền Bắc Việt Nam với miền Nam Trung Quốc được đề xuất phản ánh ý tưởng này. Thứ nữa, mối quan hệ nồng ấm của Việt Nam với các đối tác phương Tây có khả năng mang lại cho các doanh nghiệp Trung Quốc một vùng đệm trong bối cảnh các chính sách giảm thiểu rủi ro của phương Tây trừng phạt hoạt động kinh doanh với các thực thể có trụ sở tại Trung Quốc. Điều này giải thích sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong hai năm qua. Đến tháng 11 năm 2023, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam về số dự án đăng ký mới. Việc Việt Nam đồng ý với “Cộng đồng có tương lai chung” không có nghĩa là chấp nhận hoàn toàn thế giới quan của Trung Quốc. Chúng ta quan tâm đến việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ hiện tại hơn là nhảy vào trật tự do Trung Quốc lãnh đạo. Hơn nữa, Việt Nam cũng lo ngại về việc phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, điều này giải thích tại sao nước này thận trọng khi tiếp nhận các dự án lớn thuộc Sáng kiến ​​Vành đai, không giống như các nước Đông Nam Á khác. Việt Nam muốn tận dụng vị trí địa chính trị thuận lợi của mình để phát triển nền kinh tế công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, nơi có thể định vị mình là một trung tâm kinh tế độc lập thay vì quá phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Điều này thể hiện rõ trong những nâng cấp ngoại giao gần đây của Việt Nam với Mỹ và Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh lợi ích kinh tế và hạ thấp căng thẳng địa chính trị. Chuyên gia – Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang cũng kết luận: “Vì vậy, mặc dù Việt Nam chấp nhận các đề xuất kinh tế và thương mại của Trung Quốc nhưng sẽ vẫn thận trọng khi tham gia các sáng kiến ​​chính trị do Trung Quốc dẫn đầu. Bất chấp những thông báo lớn ở Hà Nội, chuyến đi của ông Tập khó có thể thay đổi hướng đi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, vốn tiếp tục tạo ra sự cân bằng mong manh giữa Trung Quốc và phương Tây”. Còn về phía Việt Nam, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng- ông Lê Hoài Trung cho biết chuyến thăm có nhiều kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa lớn và đây cũng là đánh giá chung của cả hai nước. Chuyến thăm lần này thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước Trung Quốc của cá nhân đồng chí Tập Cận Bình đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, cũng như uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chuyến thăm cũng làm sâu sắc và phát triển toàn diện hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện mà năm nay là kỷ niệm 15 năm, hai nước đã nhất trí thiết lập quan hệ Cộng đồng chia sẻ tương lai vì hạnh phúc của nhân dân 2 nước, vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại. Ngoài ra, qua dịp trao đổi cấp cao này để hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cùng ra tuyên bố chung với 36 văn kiện ký kết trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các cấp địa phương đã tạo một khuôn khổ quan hệ lâu dài, cũng như làm phong phú các nội dung hợp tác bền vững hơn. Một điểm quan trọng nữa là Việt Nam cũng có thêm điều kiện để củng cố môi trường hòa bình, nhất là củng cố quan hệ với các nước láng giềng, tranh thủ thêm các điều kiện phát triển cho đất nước và góp phần củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi của Việt Nam. Qua hoạt động này, các lãnh đạo Trung Quốc, cũng như cộng đồng quốc tế cũng nhìn nhận đầy đủ hơn những thành tựu của quá trình đổi mới, cũng như cơ đồ và tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam. Qua đó, thể hiện sự đúng đắn của đường lối đối ngoại của Việt Nam, cũng như của trường phái ngoại giao cây tre và chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam.

Trà My có thấy không, hay đang cố tình bịt mắt mình để bịa đặt, rêu rao xuyên tạc nhằm mưu đồ công kích, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam? Đúng thật là nói lắm thì hết lời khôn rồi hóa rồ đấy, Trà My!

Bài viết liên quan

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi!

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi!

05 - 01 - 2024

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi! Bình...

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”!

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”!

15 - 05 - 2023

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”! Thái Bá Linh Lợi dụng mấy khó khăn tạm thời về kinh tế của Việt...

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng

15 - 05 - 2023

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng Duyên Hải “Chuyện thanh trừng nội bộ” là...

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh

15 - 05 - 2023

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh  Hoàng Thế Cương Khi còn được quan thầy o...

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen

15 - 05 - 2023

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen Chính Nghĩa Bước vào đầu năm mới các thế lực thù địch...

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

15 - 05 - 2023

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực   Hoàng Thái Thiên Bất chấp những thành...