Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen

Ngày đăng: 15 - 05 - 2023 Lượt xem: 54 lượt

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen

Chính Nghĩa

Bước vào đầu năm mới các thế lực thù địch tiếp tục dùng các chiêu trò, phủ nhận những nỗ lực phấn đấu và thành tựu đạt được của dân tộc Việt Nam, nhằm ý đồ chống phá, trang facebook – Việt Tân viết Kinh tế lao dốc, công nhân thất nghiệp, ồ ạt cửa hàng phải đóng vì ế ẩm, thế nhưng trong các báo cáo CSVN vẫn kiểu “mây đen phủ kín toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn toả sáng ở Việt Nam”; đây là cách nhìn nhận và đánh giá thiển cận, thiếu khách quan nhằm chống phá con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.

Như chúng ta biết, năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp… nhưng vượt mọi dự báo trước đó, nền kinh tế Việt nam cơ bản ổn định; lạm phát thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.

1. Một số thành tựu nổi bật trong năm 2023

(1) Tăng trưởng GDP cả năm khoảng 5%, là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Khu vực nông nghiệp là điểm sáng và tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi. (2) Đầu tư công được cơ cấu lại theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có tính lan tỏa cao, tạo động lực phát triển. Quy mô nợ công đến cuối năm 2023 khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần 60% Quốc hội đề ra. Nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với trần 50%. Mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP. (3) Công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 bám sát theo đúng kịch bản điều hành, giá cả thị trường trong nước cơ bản ổn định, kiểm soát trong phạm vi cho phép, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng tăng 3,2%, lạm phát cơ bản tăng 4,38%, ước tính cả năm CPI tăng khoảng 3,5%, dưới mục tiêu khoảng 4,5%. (4) Ước tính bội chi ngân sách nhà nước thực hiện khoảng 4% GDP, đây là một dấu ấn trong chuỗi thành công của công tác quản lý, điều hành giá của Chính phủ nhiều năm trở lại đây, nhất là trong bối cảnh hầu hết các nước đang phải đối mặt với mối đe dọa, thách thức của lạm phát tăng cao. (5) Trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn, song tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn ước đạt 683 tỷ USD, xuất siêu khoảng 26 tỷ USD, trong đó xuất khẩu nông sản, nhất là các mặt hàng rau quả và gạo lập đỉnh mới với nhiều con số kỷ lục. (6) Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ, là năm cao thứ ba trong giai đoạn 2008 đến nay. (7) Với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương (VIFTA) với Israel, đến nay, Việt Nam đã ký và tham gia 16 FTA, đang tiếp tục đàm phán 3 FTA nữa là Việt Nam – EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein), ASEAN – Canada, và Việt Nam – UAE. (8) Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về thuế tối thiểu toàn cầu. Đây là một bước đi cần thiết và với việc áp dụng từ ngày 1/1/2024, Việt Nam khẳng định vị thế và quyền đánh thuế của quốc gia, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. (9) Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai sôi động, bài bản, liên tục, thành công toàn diện và là điểm sáng nổi bật của năm 2023, với sự kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Năm 2023, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc”; nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Hoa Kỳ và Nhật Bản, nâng quan hệ lên đối tác toàn diện, đối tác chiến lược với 30 nước, trong đó có 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nhiều nước G20; góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; duy trì được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (10) Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,8%; trên 94% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ năm 2022. Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới vào tháng 3/2023 của Liên Hợp Quốc, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 lên vị trí 65 trong bảng xếp hạng toàn cầu.

2. Một số nhận xét và đánh giá của các tổ chức quốc tế có uy tín

(1) Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Tổ chức Fitch) là một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn trên thế giới, được công nhận bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC). Fitch Ratings có trụ sở tại New York và London, với hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc đánh giá và cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các quốc gia, doanh nghiệp, và nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tổ chức Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Việc Tổ chức Fitch nâng định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh thế giới đối mặt với các thách thức về suy giảm tăng trưởng, kinh tế, thương mại cũng như sự gia tăng các rủi ro về tài chính ở nhiều quốc gia đã thể hiện sự đánh giá hết sức tích cực của cộng đồng quốc tế về nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Việt Nam thời gian qua nhằm ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế, củng cố nền tảng chính trị – xã hội. (2) Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế học và Kinh doanh (Centre for Economics and Business Research – CEBR), là tổ chức tư vấn thuộc nhóm hàng đầu ở Anh Quốc, CEBR thường xuyên đưa ra các dự báo, số liệu phân tích kinh tế, được Nghị viện Anh và các bộ ngành của nước này đặt hàng. Trung tâm tư vấn CEBR tại Anh nêu Việt Nam và Philippines là hai nền kinh tế Đông Nam Á có năng lực “nhảy vọt” trong bảng xếp hạng World Economic League Table (WELT) trong giai đoạn từ năm tới đến 2038. Hiện nằm ở vị trí 34 (năm 2023), Việt Nam sẽ lên một hạng, 33 (2024), và tiếp tục lên nhanh, đạt thứ tự 24 sau một thập niên nữa (2033) để trở thành nền kinh tế thứ 21 thế giới vào năm 2038. Phân tích của CEBR viết: “Một số quốc gia được chờ đợi sẽ cải thiện vị trí của họ qua cách phát triển việc định vị lại chính họ trong chuỗi giá trị toàn cầu, áp dụng cải cách nội bộ, tăng cường năng suất của lực lượng lao động. Điều này thường đạt được qua cách tích lũy hiệu quả vốn công và tư. Minh họa nổi bật đáng kể nhất cho cách tiếp cận này là trường hợp của Philippines và Việt Nam. Hai nước này đều đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể và được trông đợi sẽ leo 10 và 13 bậc vào năm 2038. Hệ quả là hai nước này sẽ có đầy cơ hội lọt vào bảng 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới, vào thời điểm kết luận bản đánh giá của chúng tôi (2038)”. Riêng về Việt Nam, CEBR bỏ ra phần đánh giá khá dài và nêu ra nhiều số liệu như thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đã đạt 14.285 USD, theo cách tính sức mua (PPP-adjusted GDP per capita). Năm 2023 sau đại dịch Covid, sản lượng kinh tế của Việt Nam tăng 19,3% so với 2019, và viễn cảnh 15 năm tiếp theo rất khả quan. Quốc gia này đã và đang hưởng lợi từ việc nhiều nước khác giảm thiểu rủi ro (de-risking) đầu tư, sản xuất của họ bằng cách chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. “Trong vòng 15 năm nữa, CEBR dự báo rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng tăng hạng trong bảng WELT, từ vị trí 34 năm 2023 lên 21 vào năm 2038. Với ưu thế dân số có sẵn, sẽ có nhiều khả năng rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia có thu nhập cao (high-income country) vào năm 2045…”. Với những thành tích xuất sắc đạt được trong năm 2023 và những nhận định đánh giá của các tổ chức quốc tế có uy tín là minh chứng bác bỏ giọng điệu xuyên tạc mang tính thiển cận, thiếu khách quan của thế lực thù địch, vào đầu năm mới khi tiếp cận với các thông tin trên mạng xã hội của Việt Tân mỗi chúng ta phải tăng cường nêu cao cảnh giác.

Bài viết liên quan

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi!

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi!

05 - 01 - 2024

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi! Bình...

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”!

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”!

15 - 05 - 2023

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”! Thái Bá Linh Lợi dụng mấy khó khăn tạm thời về kinh tế của Việt...

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng

15 - 05 - 2023

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng Duyên Hải “Chuyện thanh trừng nội bộ” là...

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh

15 - 05 - 2023

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh  Hoàng Thế Cương Khi còn được quan thầy o...

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My

15 - 05 - 2023

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My Ngô Mạnh Linh Cùng với chuyến thăm Trung Quốc năm 2022 của Tổng...

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

15 - 05 - 2023

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực   Hoàng Thái Thiên Bất chấp những thành...