Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi!

Ngày đăng: 05 - 01 - 2024 Lượt xem: 37 lượt

Giọng lưỡi vu cáo, xuyên tạc về chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của Ý Nhi!

Bình Tâm

Như thường lệ, vào những ngày đầu Xuân, Năm Mới, mọi người thường tản mạn bàn chuyện vui Xuân, ngắm cảnh, tận hưởng không khí gia đình sum vầy, đoàn viên đầm ấm, du Xuân thưởng ngoạn, hít thở khí trời mùa Xuân… Tuy nhiên, vừa bước sang đầu Xuân năm 2024, người Việt Nam chân chính lại không được thụ hưởng bầu không khí vui tươi, cùng những sắc Xuân – đặc ân vốn có của tạo hóa, đất trời, cùng thiên nhiên ban tặng… Mà thay vào đó, không ít người phải nghe những điều thị phi, nghịch nhĩ cùng luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Mới đây, ngày 02/01/2024, trên Thoibao.de, đăng bài viết của tác giả với cái bút danh “Ý Nhi” là một trong những kẻ gây nhiều điều thị phi đó.

Bài báo mượn chuyện tăng tuổi hưu, để xuyên tạc trắng trợn chính sách hưu trí và bảo hiểm xã hội của (BHXH) nước ta, rằng “Theo mt s nhà phân tích, tin lương hưu ca người già  Vit Nam nhđược còít hơn c tin lãi sinh ra t s tin người lao đng đóng vào trong bao nhiêu năm. Cho nên, nếu không có chuyn xà xo qu cho vào túi tư, thì không bao gi có nguy cơ v qu BHXH. Qu BHXH s không vđ gì, nếu b máy qun lý trong sch. Tin ca người lao đng ch cđem gi ngân hàng đ sinh li, ri lđó tr cho h sau khi h hết tui lao đng, thì không bao gi có nguy cơ v qu?!.

Thật là nực cười, không biết tác giả lấy đâu ra thông tin trên, hay chỉ cần nói “theo mt s nhà phân tích.”?! là có thể lừa phỉnh được người đọc! Thử hỏi nhà phân tích ấy là ai? Phải chăng là những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, có chuyên môn sâu, có hiểu biết sâu sắc về vấn đề này, hay là những kẻ vô học, thậm chí cả kẻ vô văn hóa, vô đạo đức; hoặc chỉ lấy thông tin của một nhóm “ba que, xỏ lá”, nhóm “vong nô, vọng ngoại”, bưng bô, bám gót ngoại bang để nhận bố thí ít “cơm thừa, sữa cặn” và một mấy đồng tiền dơ bẩn; hoặc những kẻ hằn học, bất mãn, chuyên “chọc gậy bánh xe” tay sai cho các thế lực thù địch, phản động; hoặc một nhóm những người thoái hóa biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa“ để suy luận theo kiểu chụp mũ, là tin lương hưu ca người già  Vit Nam nhđược còít hơn c tin lãi sinh ra t s tin người lao đng đóng vào trong bao nhiêu năm. Cho nên, nếu không có chuyn xà xo qu cho vào túi tư, thì không bao gi có nguy cơ v qu Bo him Xã hi. Qu Bo him Xã hi s không vđ gì, nếu b máy qun lý trong sch.”?!

Vy thc tichính sách hưu trí và BHXH ca Nhà nước Việt Nam được thc hin như thế nào?   

Như chúng ta đều biết, khi ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/ 2020, của Chính phủ về “Quy định về tuổi nghỉ hưu”, thì trước đó, ngày 23/5/2018 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký và ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XII) “về cải cách chính sách BHXH”. Như vậy, tính đến 1/2024, quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/ 2020, của Chính phủ về “Quy định về tuổi nghỉ hưu”, đã được tròn 3 năm (bắt đầu thực hiện từ 1/1/2021). Và theo lộ trình, đến 2028, tuổi nghỉ hưu của nam là 62 tuổi; đến 2035, tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi.

Phải khẳng định rằng, để Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020, của Chính phủ về “Quy định về tuổi nghỉ hưu” đi vào thực tiễn cuộc sống và có thể triển khai việc thực hiện một cách công khai, minh bạch, bài bản, nền nếp như hiện nay, thì trước đó, toàn bộ hệ thống chính trị cùng các tầng lớp nhân dân ở Việt Nam đã có đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, thông qua nhiều hình thức, như: xin ý kiến của người dân thông qua các cuộc khảo sát, thăm dò; tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên sâu, chuyên đề về “chính sách hưu trí và BHXH”v.vv… với sự tham gia của hầu hết các tầng lớp xã hội (không cần nhắc lại, vì hiển nhiên ai cũng thừa biết vấn đề này). Bởi, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là vấn đề hết sức nhạy cảm, tác động sâu rộng tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm cân đối quỹ BHXH. Do vậy, để tạo sự đồng thuận cao phải tính toán hết sức khoa học, chặt chẽ và có lộ trình cụ thể.

Trước năm 2020, tuổi nghỉ hưu của Việt Nam quy định là 60 đối với nam, 55 đối với nữ. Độ tuổi này duy trì hơn 50 năm nay, từ 1960 đến 2020 vẫn không thay đổi. Trong khi đó, chính sách về lương đã điều chỉnh nhiều lần (1960, 1985, 1993 và 2003), đặc biệt từ năm 1995 đến nay, BHXH thực hiện theo nguyên tắc “có đóng, có hưởng”, người trẻ đang đi làm đóng tiền vào quỹ BHXH để quỹ chi trả lương hưu cho người nghỉ hưu. Theo thống kê của BHXH Việt Nam, thực tế tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với quy định. Do Luật BHXH năm 2006 quy định tỷ lệ giảm trừ cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thấp, chỉ 1%. Sang Luật BHXH năm 2014 đã điều chỉnh tăng 2%. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, tỷ lệ giảm trừ này phải từ 5 – 6% thì mới hạn chế tuổi nghỉ hưu trước tuổi. Quy định giảm tuổi nghỉ hưu trong chính sách tinh giản biên chế, giải quyết đối với lao động dôi dư và các nhóm đối tượng khác trong Luật BHXH cũng chưa thực sự hợp lý làm cho tuổi nghỉ hưu bình quân thực sự thấp hơn nhiều so với quy định (đối tượng này thường giảm từ 1 đến 5 tuổi). Do đó có sự mất cân đối giữa mức đóng và mức hưởng của quỹ hưu trí. Trên thực tế, do tỷ lệ đóng là 22% lương tháng, trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu bình quân của nam là 2,5% cho một năm đóng, còn của nữ là 3% cho một năm đóng là quá cao so với bình quân các nước trên thế giới (chỉ là 1,7%). Hơn nữa, số người đóng BHXH cho người hưởng lương hưu của Việt Nam lại ngày càng giảm, nếu năm 1996 có 217 người đóng cho 1 người hưởng thì năm 2000 giảm xuống còn 34 người, năm 2012 là 9,3 người, đến năm 2015 chỉ còn 8,13 người đóng cho 1 người hưởng. Số người hưởng BHXH một lần hàng năm đều lớn dẫn đến quỹ phải chi tiền sớm. Mặt khác, tuổi trọ bình quân của người Việt Nam đã tăng lên 73, khi tuổi nghỉ hưu giữ nguyên dẫn đến thời gian hưởng lưu hưu kéo dài khoảng 20 năm, tức là tăng thêm 7 năm thì quỹ BHXH chắc chắn mất cân đối sớm trong dài hạn nếu không kịp thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Chúng ta mong muốn thu hẹp khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, đây cũng là nội dung trong công ước CEDAW về không phân biệt đối xử. Câu chuyện tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà cũng là bài toán đang đặt ra ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Các nước trên thế giới đang hướng tới tăng dần độ tuổi nghỉ hưu, tuổi nghỉ hưu trung bình ở các nền kinh tế tiên tiến hiện tại là 65 với nam, 63 đối với nữ, thậm chí nhiều nước quy định độ tuổi này từ 65-67 tuổi (Tham khảo theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới – WEF). Và từ 1/7/2024, hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong doanh nghiệp và cả người về hưu sẽ được tăng lương.

Không cần biện minh nhiều, chỉ chừng ấy thông tin cũng là những minh chứng cụ thể, sinh động vả mạnh mẽ vào miệng lưỡi những kẻ như Ý Nhi, cố tình bôi nhọ, đổi trắng, thay đen, vu cáo, xuyên tạc trắng trợn về chính sách hưu trí và BHXH, khi sử dụng những từ ngữ dơ bẩn và ghê rợn không thể tưởng tượng được, rằng “b máy chính quyn này là b máy tham nhũng  người người tham nhũng, nhà nhà tham nhũng. Vì thế, qu Bo him Xã hi như là bc máu b vô s con đa bám vàđy mà hút, vì vy mi có nguy cơ v n. Đ gii quyết nguy cơ v qu Bo him Xã hi, Đng Cng sn không h tính đến bài toán diđàđđói này, mà li tìm mi cách đ tr ít tin cho người già hơn, bng cách tăng tui ngh hưu ca người lao đng. Việc tăng tuổi hưu cũng đồng nghĩa là, Đảng vắt kiệt sức lao động của người lớn tuổi, buộc họ phải tiếp tục làm việc và đóng góp vào quỹ Bảo hiểm Xã hội. Đây là cách làm vô nhân đạo với người dân”(?!)./.

Bài viết liên quan

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”!

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”!

15 - 05 - 2023

Lại chuyện “ăn ốc nói mò”! Thái Bá Linh Lợi dụng mấy khó khăn tạm thời về kinh tế của Việt...

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng

15 - 05 - 2023

Dù ai nói ngả, nói nghiêng, lòng dân vẫn vững tin vào Đảng Duyên Hải “Chuyện thanh trừng nội bộ” là...

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh

15 - 05 - 2023

Cảnh giác trước chiêu trò tuyên truyền, xuyên tạc của Nguyên Anh  Hoàng Thế Cương Khi còn được quan thầy o...

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen

15 - 05 - 2023

Mặt trời vẫn toả sáng qua đám mây đen Chính Nghĩa Bước vào đầu năm mới các thế lực thù địch...

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My

15 - 05 - 2023

Sự suy diễn bậy bạ của Trà My Ngô Mạnh Linh Cùng với chuyến thăm Trung Quốc năm 2022 của Tổng...

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực

15 - 05 - 2023

Một thủ đoạn chống phá công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực   Hoàng Thái Thiên Bất chấp những thành...